include'head.php'; ?>
Ðầu đuôi là như thế này: Gái vẫn
thích dẫn thằng Hải Hồ lên chùa cho
nó có bạn bè vui chơi, vả lại chùa
có khuôn viên rất rộng tha hồ cho
con nít chơi đùa mà không sợ nguy
hiểm. Gái vẩn giúp nhiều người Việt
Nam tỵ nạn đến sau, công việc giấy
tờ thông dịch. Gái tham gia các lớp
dạy Anh văn hoặc nhiều công việc
thiện nguyện khác cho chùa. Hôm đó
Gái đang trầm tư trước tượng Phật Bà
Quan Thế Âm, Gái mân mê miếng ngọc
trên ngực Gái mà nhớ cậu Hai chi lạ.
Gái mê mãi đắm mình trong kỷ niệm
cho đến lúc Gái giật mình vì linh
cảm có người đang quan sát mình. Gái
giật mình nhìn ra khung cửa thì bắt
gặp một ánh mắt nhìn của một người
đàn ông. Ánh mắt nhìn từ gương mặt
quen thuộc Gái suýt tí nữa đã goị
tên cậu Hai. Nhìn kỹ thì không phải,
sao mà người giống người vậy không
biết, Gái thầm nghĩ..
Người đàn ông đó có vóc dáng cao,
gầy nhưng rắn chắc. Gương mặt vuông,
khôi ngô rất đàn ông. Anh chàng mặc
áo quần một màu, màu đen , cùng màu
với bộ y phục Gái đang mặc trên
người. Gái nghe anh cất giọng trước:
“- Xin lỗi đã làm cô giật mình. Tôi
thấy cô đang suy nghĩ gì lung quá
nên chờ mãi không muốn phá dòng suy
nghĩ của cô...”
Gái nhẹ giọng:
“-Không sao anh. Anh chờ tôi... có
việc cần hỏi? Tôi có giúp được gì
không?...”
Giọng người đàn ông ôn tồn:
“- Dạ..cám ơn cô trước. Tôi muốn hỏi
thăm thầy Trí Tuệ có ở chùa bây giờ
không? Tôi có thể gặp Thầy ở đâu?”
Máu nghịch ngợm của Gái bỗng nổi lên:
“- Anh làm ơn bỏ tiếng “Dạ” của anh
có được không? Bộ tui giống bà già
bảy mươi lắm hả?”
Người đàn ông mở miệng cười- khi
cười anh chàng này càng giống cậu
Hai ghê ghớm, Gái lại thầm nghĩ:
“Ô.. xin lỗi làm cô nghĩ vậy. Mà cô
đẹp như tiên, chỉ mới nhìn cô thôi
là tôi đã muốn ngộp thở, làm gì có
chuyện như cô nói..Mà tôi chỉ không
“dạ thưa” khi nào tôi quen biết với
người tôi nói chuyện mà thôi, tôi
được phép của cô để tôi có thể làm
quen với cô, phải vậy không?
Người đàn ông dơ tay :
“-Tôi tên Khanh, hân hạnh được làm
quen với cô...”
Gái tự nhiên bắt tay người lạ mặt:
“Thu Cúc, hân hạnh trở thành người
quen biết của anh..”
Khanh cười vui:
“- Cô Thu Cúc.. Áo nàng vàng anh về
yêu hoa cúc... Cái kiểu này tôi phải
áp dụng đảo đề cho câu thơ của
Nguyên Sa: bây giờ chắc tôi về tôi
chỉ yêu màu vàng...”
Gái nghĩ thầm –anh chàng này lẹ
thiệt mớí gặp đã... láu taú
rồi..Nhưng trong lòng Gái sao Gái
lại thấy vui . Gái mĩm cười trước
lời tán tỉnh của Khanh, thì nghe anh
chàng tiếp tục tấn công:
“- Wow, nảy giờ mới thấy cô cười. Mà
cô biết không, nếu cô còn cười nữa
thì chắc con tim tôi chắc nó không
đập nổi nữa..”
Nhìn cái gương mặt khôi hài, hai tay
đang ôm trái tim của Khanh,Gái không
nhịn cười được, Gái cười. Tiếng cười
của Gái trong trẻo thật vui. Lâu quá
Gái chưa cười như thế này bao giờ.
Gái êm đềm hỏi:
“- Anh muốn tìm gặp thầy Trí Tuệ?
Thầy đang ở chùa. Anh theo tôi nhé.”
Giọng Khanh reo vui:
“-Ô..Tôi sẽ theo cô...hoài “
Gái chặn lại, giọng ra lệnh:
“- Anh này chơi chữ..Anh theo tôi
lên gặp Thầy, “drop” chữ “hoài” của
anh đi.
Khanh cười vui:
“Tại hạ xin tuân lệnh”
Gái đưa anh chàng gặp Thầy trụ trì,
khi đó mới biết ra Khanh là cháu của
thầy. Anh nhận lời giúp Thầy trong
việc tập yoga cho người đến chùa
muốn tập luyện bô môn này. Thầy nói
Khanh là “Certified Yoga Teacher”.
Gái bỗng nhiên thấy vui vui trong
bụng khi biết Khanh sẽ còn tiếp tục
đến chùa. Khi ra về Khanh trao cho
Gái một tấm danh thiếp, Gái đọc trên
đó::
Khanh Nguyen
System Engineer
Công ty Khanh làm là công ty lớn
chuyên chế tạo vũ khí cho bộ Quốc
phòng Mỹ, Lockheed Martin.
“Cool” Gái thầm nghĩ. Hai người chia
tay. Cho đến lần gặp gỡ thứ hai..
Hôm đó Gái đi xem Thái Thanh trình
diễn. Cô ca sĩ một thời vang bóng
này mới sang từ Việt Nam. Cô có tổ
chức một buỗi trình diễn dành cho
khán giả ái mộ cô. Gái nhớ giọng ca
cao vút của người ca sĩ này cái lần
trước khi bỏ xứ ra đi Gái lên Sài
Gòn chơi với cậu Hai ở Quán Ðêm Màu
Hồng. Gái mua vé đi xem. Hôm đó Gái
mặc chiếc áo dài màu xanh, màu áo
Gái mặc lúc đi chơi với cậu Hai lần
đó. Gái nhớ khi Thái Thanh cất tiếng
hát của cô trong bài ca đầu tiên của
buổi trình diễn, bài “ Tình Hoài
Hương” của Phạm Duy, bài hát mở đầu
bằng câu nhạc như thế này:
“Quê hương tôi có con sông đào xinh
xắn .
Nước tuôn trên đồng ruộng vắng
Lúa thơm cho đủ hai mùa
Dân trong làng trờì về khuya vẳng
tiếng luá đê mê...”
Giọng ca của Thái Thanh mới vừa cất
lên tới đó thì Gái thấy mắt Gái nhòa
lệ. Nỗi lòng nhớ nhà, nhớ con sông
nhỏ quen thuộc chỗ Gái ở, nhớ cậu
Hai và Gái đã nhiều lần đi dọc theo
bờ sông quê nhà. Nhớ mùi lúa chín ,
mùa gạo mới trăng trong. Nỗi nhớ nhà,
nhớ người tình đã chia xa vĩnh viễn
thành hình từ tiếng hát của người ca
sĩ, làm Gái không ngăn nỗi những
giọt nước mắt nhớ nhung . Nước mắt
ràn rụa trên má Gái thì Gái thấy một
bàn tay đưa cho Gái cái khăn tay,
rồi một giọng nói quen quen:
“Lau nước mắt đi Thu Cúc. Nhớ nhà
phải không?”
Gái ngửng lên thì thấy Khanh đang
ngồi xuống cạnh Gái, dọc theo đường
lên xuống, lúc đó Gái đang ngồi ở
ghế ngoài bìa. Gái cảm động, cầm lấy
chiếc khăn tay, Gái lau nước mắt khẻ
nói cám ơn. Khanh nói nhỏ:
“Chút nửa gặp lại...”
Sau đó Gái mới biết anh chàng chơi
được cả đàn dương cầm. Chơi dương
cầm cho cở ca sĩ như Thái Thanh thì
phài là tay chơi nhạc có trình độ.
Gái ngạc nhiên khi Khanh có nhiều
điểm tương đồng với cậu Hai: Là dân
kỹ sư, nhưng lại rất nghệ sĩ.
Khi nhường chiếc dương cầm cho một
nghệ sĩ khác, Khanh xuống gặp lại
Gái, anh chàng xà xuống bên Gái,
tỉnh bơ ngồi xếp bằng dưới đất cạnh
chỗ Gái ngồi. Khanh cất giọng ôn tồn
thăm hỏi Gái:
“Ðỡ nhớ nhà chút đỉnh rồi phải không.
Nhờ tôi can thiệp đó nhen..”
Gái cười nhẹ:
“- Anh can thiệp cái gì?”
Khanh cũng cười vui:
“ Thì tôi nói “- Chị Thái Thanh ơi,
chị đừng hát mấy bài hát nhớ nhà nữa
chị ơi...chị làm cô bạn của tôi khóc
dưới kia kià.” Chỉ nghe tôi chỉ
không hát nhạc nhớ quê hương nữa...”
Gái cảm động dù biết anh chàng...nói
dóc. Khanh lại mở máy tiếp tục:
“- Có thể nào tôi có được cái hân
hạnh được mời Cúc đi ăn sau buổi
trình diễn này không?”
Gái không hiểu sao Gái gật đầu ngon
ơ...
(Hết Phần 17 ... Xin mời đón xem tiếp Phần 18)