Ngày tết cuối năm cây đào trước sân cha trồng vài năm trước trơ trụi khẳng khiu, từng cành chuẩn bị nhú lộc đâm chồi, mùa đông chuyển dần vào tiết sang xuân, nắng chiều se lạnh, sớm mai mưa xuân lắc rắc, giọt mưa giăng như giây bột. Tôi trở nằm nghiêng, nửa vai đè vào cái gì cưng cứng, cái màn hình chợt sáng lên, món quà cha tặng cái điện thoại di động đầu đời, món quà thật sang. Hôm qua mẹ bảo :
- Từ nay trở đi mẹ sẽ biết con đang làm gì từng phút.
Kéo cái chăn sát lên tận cổ, chợt nghĩ mình sẽ gọi cho ai cuộc gọi đầu tiên, dì Hương, cô Lài, cô Hiền hay người bạn gái cùng trường mỗi khi đi ngang e thẹn cúi đầu. Cả hai bất ngờ nhìn lại phía sau ánh mắt ngượng ngùng, lạ lẫm giấu nhanh nụ cười bí ẩn.
Cái Lý hét vang muốn vỡ căn phòng:
- Dậy... nhanh thối giường bây giờ. Ôi trời quần áo sao mùi ghê thế!
Nó lột nhanh đám quần áo tôi mặc về chiều qua, mặt giường nào ví, dây lưng... tôi vào nhà tắm trở ra.
- A. con này lục lọi hết ví của tao
Nhàu nhĩ cái carte de visite của chị... à chị bỏ quên ví cầm tay vô tình đập vào mắt, bên dưới li ti hàng số điện thoại vẫn còn. Bấm số nhập lại, lưu tên hàng số hiện ra, ngón tay lưỡng lự nhấn nút ok... chuông đổ...
10 năm trôi qua...
Cái khoảng thời gian bằng một phần bảy cuộc đời, cái khoảng thời gian đã đưa một chàng thanh niên học ở một ngôi trường đại học có thời gian học dài nhất bước ra khỏi cánh cổng ngôi trường thân yêu đó và bốn năm sau bước chân trên mảnh đất xứ người và hằng đêm vẫn bồi hồi trăn trở, thiết tha nhìn về mảnh đất quê nhà
Nơi ấy, vẫn lặng lẽ những bóng dáng người thân, chờ đợi, nhớ nhung mong ngày đoàn viên mau tới.
Bệnh viện vào buổi ban trưa, lạ thật cái nơi chẳng ai mong muốn đến vẫn như còn tấp nập, tôi uể oải vươn vai hé cửa gọi vọng trở ra gọi chị y tá
- Jeany ơi, chị xem giúp từ sáng đến giờ đã có bao nhiêu lượt khám rồi.
- 31 rồi anh ạ
- Thôi chị thông báo nghỉ đi, chiếu khám tiếp.
Nhắm mắt vươn vai, bỏ kính, tôi cởi khẩu trang, chuông đổ…
- Alô
- Ôi mẹ hả?
- Con sao rồi?
- Con vẫn khoẻ mẹ ạ.
- Con ơi, mẹ nhớ con lắm…
Lặng im, hình như mẹ đang chìm vào cảm xúc.
- Mẹ… mẹ sao rồi?
- Không có gì đâu con, mẹ chỉ nhớ con và hơi xúc động…
- Có truyện gì vậy mẹ?
- Có… mà chỉ một chút thôi con.
- Mẹ nói đi con muốn được chia sẻ cùng mẹ, lúc này con đang rảnh, đã đến giờ nghỉ trưa rồi.
- Ờ nhỉ, bên này giờ mới là đầu buổi sáng.
- Mẹ nói đi.
- Hôm qua, bố con đã uống rất nhiều rượu… gay gắt với mẹ chỉ vì một nỗi con đi quá lâu không về, bố con bảo rằng biết cảnh thế này ngày xưa đẻ thêm vài đứa nữa, hay là gửi gắm chỗ nào. Chứ con là con trai lớn đã ngoài ba muơi mà không chịu lập gia đình thì bao giờ cha con có cháu để bồng!
- Nhưng bố đã có con của cái Lý để nựng rồi mà.
- Không… con không hiểu được đâu, cha con muốn có cháu nội.
- À con hiểu rồi.
- Mà ông ngoại hồi này ốm lắm, ông hỏi con nhiều lắm.
- Ông vẫn ở nhà dì Hương hả mẹ?
- Không, ông lên khu nhà xóm đồi rồi, ông bảo ở đó yên tĩnh, mát mẻ vì có vườn cây, có chất thôn quê để ông còn sáng tác.
- Mẹ đọc số điện thoại của ông đi để con còn hỏi thăm. Mà xóm đồi là ở đâu hả mẹ?
Thì ra hai năm qua tôi vẫn chưa về nhà, cha tôi đã theo cái phong trào, bỏ xa phố phường đô hội mỗi chiếu thứ bảy, bỏ trốn về quê lần tìm dấu chân xưa, dấu chân những người từ quê lần tìm ra phố thị làm ăn, mưu sinh vất vả và hình như cũng như ai đó sắp vào cái tuổi xế tà, lại muốn lần tìm về nơi bước chân mà mình chập chững bước, bước đi thời thơ bé để mà ngắm nhìn cái đẹp của làng quê, cái làng là nơi nền móng tạo thành đô thị, mẹ bảo:
- Cha đã cùng mấy người bạn lên đó mua lại mấy quả đồi và căn nhà cũ của người muốn bỏ làng theo con ra đô thị, căn nhà sửa chữa sấy mới, làm thêm chẳng có ai trông coi.
Ông ngoại về hưu mấy năm nay ở với dì Hương, ông cũng chán cảnh phố phường, ông về đó ở cho tuổi già yên tịnh, mẹ dừng máy từ lâu, nhưng không gian quê nhà như vẫn đọng lại đâu đây, ngập ngừng tôi bấm máy, tiếng chuôn kéo dài
- Alô!
- Ai thế?
Tiếng người phụ nữ
- Dạ thưa cô… chị là ai mà cầm máy ông cháu thế?
- À tôi là Nhạn là người làm công cho ông… cậu có phải là Thuận không?
- Ông cháu đâu hả cô?
- Ông đang câu cá ngoài ao, cậu giữ máy tôi cầm ra cho ông nghe đấy.
Tiếng ông như khàn đi hay tại âm thanh qua sóng vệ tinh vì mấy bữa nay cái đường cáp quang nghe đâu bị ngư phủ tưởng dây gì dẫn qua bờ biển chặt về bán ve chai nên bị đứt… vài câu chào hỏi sức khoẻ của ông, tiếng ông đều đều hỏi han cuời nói vui mừng về thằng cháu trai duy nhất. Ông hỏi:
- Cái nghề ươm trồng của cháu thế nào?
Tôi trả lời:
- Đã tiến bộ nhiều, và hết thời gian tập sự, đã có chức danh có lương bắt đầu đủ sống, nhiều ca cháu trực tiếp chữa đã có kết quả khả quan, giáo sư hướng dẫn luôn nở nụ cười khích lệ.
Tiếng ông đều đều khúc triết.
- Thuận à, cái nghề của cháu nặng về nhân đạo và đầy tính nhân văn, chỉ vì hiếm muộn, nhiều gia đình chẳng có đứa con có khi lại là ngọn nguồn cho gia đình ấy tan vỡ, nhưng cháu cố mà học cái tiến bộ cái tốt đẹp ở xứ người và sau này mang về xứ sở quê hương, vì ở nơi đây vẫn đang còn nhiều lứa đôi ngày đêm mong mỏi tiếng khóc trẻ thơ, tiếng khóc là mầu xanh hy vong cho mỗi gia đình.
Chào ông hồi lâu mà tôi chưa dứt ra được tâm trang bồng bềnh chao đảo, thu xếp xin nghỉ, tôi về nhà bà ngoại nhỏ. Ngôi nhà thân thuộc vì tôi đã đến nhiều lần, chiếc xe mải miết vượt qua vùng đất trồng nho, từ những chùm quả tươi tím mọng đung đưa nặng trĩu cả giàn, và những thùng rượu nổi tiếng xứ này luôn có mặt trên bàn ăn năm châu bốn biển. Bà ngoại nhỏ, đã bạc tóc rồi, hình như bà cũng có lúc chợt buồn nghĩ ngợi về cuộc đời mà bà bôn ba xứ lạ, vui mừng khi thằng cháu tới…
Tôi cũng nghĩ ngợi băn khuăn về những ưu tư mà bà chia sẻ, truyện hai năm trước như bỗng hiện về… ngày ấy…
Chuyến tôi trở về quê cũ, bà đã đắn đo hỏi han thời gian và bảo tôi cố gắng lần tìm một người và gửi một lá thư, vì cái tò mò vì cái nội dung bà dặn dò lần tìm lại người gần ba mươi năm trước, tôi cầm lá thư về trường cùng lời dặn dò là lạ của bà. Bật ấm nước sôi, lát sau cái vòi reo len âm thanh báo nước đã sôi đủ nhiệt, làn hơi bay ra phì phì theo nhip réo. Tần ngần tôi nghiêng mép lá thư lớp hơi làm mềm đi mép giấy, lớp hồ dán từ từ nhả ra, đặt lên bàn ủi. dòng chữ đầu tiên khiến tôi chết lặng.
(Anh Thịnh kính. Dù rất hận anh, nhưng tôi vẫn phải báo với anh rằng giọt máu năm xưa của anh vẫn còn hiện diện trên đời, nó là con gái. Đã trưởng thành và xinh đẹp. nếu anh có ra đi trước, thì hãy nhớ dặn dò người thân xé cho nó một cái khăn và có thể được báo tin cho tôi qua người mang lá thư này có dip tôi sẽ về thắp nén nhang chia tay mối tình đầu lần cuối. Chúc anh bình an và thanh thản)
Tôi gần như chết lặng… trời ơi sao lại thế này, dì Hương là con ông Thịnh. Ông ngoại tôi có biết không, cái cảm giác đau buồn nghĩ tới tôi với dì đã phạm tội loạn luân như dần dần tan biến, nó cứ réo gọi trào lên ước ao giá mà không có gì ràng buộc chắc tôi và dì sẽ là rất đẹp vời cảm giác tình đầu, nhưng tất cả chỉ là ước vọng. Tất cả chỉ là những gì an ủi của cõi lòng vì dì vẫn là dì Hương cái danh xưng tồn tại suốt bao năm nay trên mọi góc nhìn của dòng họ.
Tôi đã kể thêm tất cả những gì tôi vẫn còn dấu bà ngoại nhỏ lâu nay, và những gì khi ông Thịnh liên lạc suốt hai năm qua, để rồi bà khóc vì nhớ vì ghen vì giận cho mối tình đầu. Quyết định về thăm quê tôi không báo trước.
Chuyến bay hạ cánh ban đêm, mẹ tôi đã suýt ngã nhào khi thấy tôi hiện ra trước cổng, căn nhà về khuya tấp nập, tôi tắm rửa xong lặng buớc lên lầu, bên kia mặt đường xéo góc nhìn khoảng cách không xa. Căn nhà dì Hương vẫn im lìm hắt lên cái bảng soi rõ cái cửa hàng luôn tấp nập khách ra vào năm xưa chắc giờ ngày thêm hưng thịnh…